64 công ty thời trang, đại diện cho 143 nhãn hàng thời trang, tạo nên 7,5% ngành thời trang toàn cầu đã cam kết tuân theo hệ thống thời trang tái chế. Global Fashion Agenda, một tổ chức phi lợi nhuận, đã thực hiện sáng kiến để huy động hệ thống thời trang toàn cầu thay đổi cách thức sản xuất, đưa ra thị trường và tiêu dùng thời trang.
Trong bản cam kết của mình, các công ty đã xác nhận đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang hệ thống thời trang tái chế. Các bên ký hiện đang làm việc để định được mục tiêu của họ, và sẽ được công bố vào tháng 12 năm nay.
Gloabal Fashion Agenda vận hành một diễn đàn lãnh đạo để chỉ đạo các đối thoại về tính bền vững toàn cầu. Nó là diễn đàn thiết lập chương trình nghị sự hàng năm, có Hội nghị cấp cao Copenhagen Fashion là sự kiện hàng đầu. Mô hình kinh tế “Khai thác, sản xuất và thải bỏ” của nó dựa trên các lượng lớn các nguyên liệu và năng lượng rẻ tiền, dễ tiếp cận. Đó là một mô hình đạt tới các giới hạn vật lý về dân số thế giới và được cho là vượt 8,5 tỷ. Sản xuất hàng may mặc toàn cầu cũng được kỳ vọng tăng 63% vào năm 2030.
Adidas, Asos, Bestseller, Eileen Fisher, Guess, Hugo Boss, Inditex, Lacoste, H&M Group, Kering, Nudie Jeans, Reformation, Target, Tommy Hilfiger và VF Corp là một vài trong số các công ty ký để cam kết làm việc cho hệ thống thời trang tái chế.