Hotline: 02293686898 & 02293.686818
Email: mayninhbinh@gmail.com & huonghb@mayxkninhbinh.com & phamthuykh@mayxkninhbinh.com
Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • NIBGARCO PROFILE
    • Bản quyền thương hiệu
    • Tầm nhìn – sứ mệnh
    • Lịch sử phát triển
    • Chứng chỉ đạt được
    • Tiểu sử may xk Ninh Bình “Đường may tỏa sáng”
  • XƯỞNG SẢN XUẤT
  • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
  • SẢN PHẨM
  • TIN TỨC
    • Tin chuyên ngành
    • Tin Công ty
    • Tuyển dụng
    • Chính sách
  • THƯ VIỆN
  • LIÊN HỆ

Cổ phiếu dệt may bình lặng trong “sóng” chiến tranh trương mại Mỹ – Trung

    Trang chủ TIN TỨC Cổ phiếu dệt may bình lặng trong “sóng” chiến tranh trương mại Mỹ – Trung
    Kế tiếpLùi lại

    Cổ phiếu dệt may bình lặng trong “sóng” chiến tranh trương mại Mỹ – Trung

    By admin | TIN TỨC | 0 bình luận | 1 Tháng Sáu, 2019 | 0

    Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung được dự báo sẽ mang lại những thuận lợi cho nhóm ngành Dệt may và trên thực tế, xu hướng dịch chuyển đơn hàng về Việt Nam đã hỗ trợ khá tích cực cho hoạt động của ngành.

    Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt may trong quý 1/2019 đạt 8,69 tỷ USD, tăng trưởng 11,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá cổ phiếu nhóm ngành dệt may lại đang có xu hướng giảm nhiệt.

    Cụ thể, doanh thu thuần từ các doanh nghiệp ngành dệt may đang niêm yết trên sàn chứng khoán chỉ tăng nhẹ 5,46% so với cùng kỳ, thấp hơn so với mức tăng 13,2% trong quý 4/2018.

    Theo phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, tăng trưởng chậm dần của doanh thu ngành Dệt may chịu ảnh hưởng từ (1) kinh tế giảm tốc, kéo theo nhu cầu tiêu thụ thấp hơn tại nhiều thị trường; (2) cạnh tranh đơn hàng với các nhà sản xuất Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan,…

     

    co phieu det may binh lang trong “song” chien tranh truong mai my - trung hinh anh 1

    Ngành dệt may được dự báo hưởng nhiều lợi thế thương mại trong năm 2019

    Cổ phiếu “hạ nhiệt” bất chấp lợi thế thương mại

    Sau khi tăng lên mức giá cao nhất lịch sử vào trung tuần tháng 3, giá các cổ phiếu ngành này đã hạ nhiệt và giao dịch ở mức giá thấp hơn.

    Chẳng hạn, với cổ phiếu TCM của Công ty CP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HoSE), sau khi tạo lập “đỉnh” hồi tháng 3 ở mức giá 33.800 đồng/CP, nay đã quay đầu về vùng giá 30.000 đồng/CP từ đầu tháng 5/2019 đến nay. Hiện giá cổ phiếu TCM đang ở mức giá 26.500 đồng/CP. Tương tự, với TNG của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX), sau khi lập “đỉnh” ở mức giá 24.600 đồng/CP hồi giữa tháng 3, thì hiện tại cũng đang giảm về mức giá 22.400 đồng/CP.

    Một số mã cổ phiếu khác như: GMC của Công ty CP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (HoSE) cũng lập “đỉnh” ở mức 50.500 đồng/CP hồi tháng 3/2019 thì nay giảm về vùng giá 41.500 đồng/CP; hoặc cổ phiếu GIL của Công ty CP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HoSE) cũng giảm từ mức “đỉnh” 40.500 đồng/CP về vùng giá 31.700 đồng/CP như hiện tại.

    Trong khi đó, với M10 của Tổng Công ty May 10 (UpCOM) hiện giao dịch ở mức giá 18.000 đồng/CP, tuy nhiên mã cổ phiếu này thanh khoản rất kém khi trung bình mỗi phiên chỉ vài trăm cổ phiếu, trong đó đa số vẫn là “trắng” thanh khoản.

    Theo báo cáo phân tích từ nhiều công ty chứng khoán về lợi thế ngành Dệt may trong năm 2019, ngành này đang đứng trước những cơ hội tươi sáng khi các hiệp định thương mại lớn đang và sắp có hiệu lực, chẳng hạn như: Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ đầu năm 2019 mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng dệt may, đặc biệt khi thị phần của các nước trong Hiệp định chiếm gần 16% trong tổng giá trị xuất khẩu; Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) kỳ vọng sẽ kết thúc đàm phán trong năm 2019. Đây là hiệp định với sự tham gia của 6 quốc gia mà ASEAN có thỏa thuận thương mại tự do bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc và New Zealand, với tổng đóng góp từ 6 quốc gia này đến tổng xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2017 là 57%.

    Bên cạnh đó, nếu hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được thông qua trước tháng 5/2019 cũng sẽ là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

    Ngoài ra, nhiều dự báo cũng cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung cũng giúp đẩy mạnh xu hướng chuyển dịch đơn hàng về Việt Nam và điều này cũng tạo cơ hội cho nhóm cổ phiếu ngành Dệt may.

    Vì sao cổ phiếu dệt may hạ nhiệt?

    Sự gia tăng của giá vải nguyên liệu và chi phí nhân công được dự báo có thể sẽ kéo theo sự sụt giảm về lợi nhuận sau thuế (LNST) của các DN ngành Dệt may trong quý 2/2019, chưa kể việc kinh tế giảm tốc kéo theo nhu cầu tiêu thụ thấp hơn tại nhiều thị trường; sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về đơn hàng với các nhà sản xuất Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan… khiến nhóm cổ phiếu ngành Dệt may chững lại.

     co phieu det may binh lang trong “song” chien tranh truong mai my - trung hinh anh 2

    Cụ thể ở nhóm ngành May mặc, kết thúc quý 1/2019, doanh thu thuần (DTT) của các doanh nghiệp may mặc tăng trưởng 5,23% cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận gộp (LNG) và LNST giảm nhẹ 1% và 1,98% so với cùng kỳ, nguyên nhân chính đến từ sự gia tăng của giá vải nguyên liệu và chi phí nhân công.

    Cụ thể, với Công ty May 10, chi phí vải nguyên liệu tăng 12% so với cùng kỳ trong khi chi phí lương nhân công tăng thêm 7% so với cùng kỳ. TCM cũng ghi nhận mức chi phí nhân công tăng mạnh 21% so với cùng kỳ ngay trong quý đầu năm.

    Ngoài ra, chính sách tăng lương tối thiểu của Việt Nam tiếp tục ảnh hưởng đến các ngành thâm dụng lao động như may mặc. Theo thống kê của Vinatex, chi phí nhân công dệt may của Việt Nam đạt 235 USD/tháng, mặc dù thấp hơn so với nhân công Trung Quốc (520 USD/tháng) nhưng đang cao hơn 65% so với Bangladesh và 38,2% với Indonesia.

    Trong khi đó, ở nhóm ngành Sợi, tăng trưởng kết quả kinh doanh trái chiều giữa các doanh nghiệp sợi tự nhiên và sợi nhân tạo là điểm nhấn của ngành sợi. Ngành sợi tự nhiên gặp khó khăn do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, khác với các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu, doanh thu của ngành sợi tự nhiên chủ yếu đến từ Trung Quốc. Ngành dệt Trung Quốc từ cuối năm 2018 thu hẹp quy mô sản xuất do các sản phẩm sợi, vải của Trung Quốc chịu thuế tự vệ khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ (từ tháng 5/2019 là 25%), ảnh hưởng tới nhu cầu đối với sợi tự nhiên Việt Nam.

    Giá sợi tự nhiên giảm từ 3,3 USD/kg (T6/2018) về mức 2,5 USD/kg (đầu năm 2019) trong khi giá bông đạt mức bình quân là 2 USD/kg trong quý 1/2019, tương ứng với độ chênh lệch 0.5 USD/kg, thấp hơn so với mức biên 1 USD/kg (mức thấp nhất để các doanh nghiệp ngành sợi có khả năng vận hành ổn định). LNST Q1/2019 của các doanh nghiệp ADS và FTM giảm lần lượt 97,1% và 227,8% so với cùng kỳ.

    Riêng ngành sợi nhân tạo lại chịu ảnh hưởng từ xu hướng chung của ngành dệt may khi tiêu thụ tại nhiều thị trường giảm tốc. Đối với STK, doanh nghiệp có thị phần đứng thứ 2 trong nhóm xuất khẩu sợi polyester, DTT Q1/2019 tăng nhẹ 2,8% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ tăng giá bán. Tuy nhiên, LNG và LNST của STK tăng trưởng mạnh 29,4% nhờ chiến lược chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ sợi nguyên sinh (GPM: 10-11%) sang sợi tái chế (GPM: 28-35%). Tỷ trọng của sợi tái chế tăng từ 11,8% (quý 1/2018) lên 26% (quý 1/2019).

    Không có thẻ nào

    Bài viết liên quan

    • Dệt may Việt Nam nên theo hướng mua nguyên liệu, bán thành phẩm

      By admin | 0 bình luận

      Các doanh nghiệp may mặc cần chuyển đổi phương thức kinh doanh từ gia công sang phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm.

    • Tin công ty

      By admin | 0 bình luận

      Nội dung đang cập nhật

    • Tuyển dụng nhân sự

      By admin | 0 bình luận

      Nội dung đang cập nhật.

    • Ngành dệt may đối mặt với nhiều áp lực trong năm 2017

      By admin | 0 bình luận

      Hiệp hội Dệt may Việt Nam vừa đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ đạt khoảng 28,5 tỷ USD trong năm 2016, đạt khoảng 92% so vớiChi tiết

    • Xuất khẩu dệt may 2017: Lường trước kịch bản xấu để kịp trở tay

      By admin | 0 bình luận

      Dệt may đã chứng kiến sự giảm tốc về xuất khẩu trong năm 2016, với giá trị 28,3 tỷ USD, tăng gần 5%. Mốc tăng trưởng xuất khẩu 8,8% trong năm 2017 đã được ngànhChi tiết

    • Năm 2017, ngành dệt may hướng tới mục tiêu 30 tỷ USD

      By admin | 0 bình luận

      Để đạt được kết quả này, một trong những vấn đề cần thực hiện ngay đó là, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng chuyển từ phương thức gia công cắt may đơn giản (CMT)Chi tiết

    • Triển vọng ngành dệt may 2017: Khả quan nhờ lực cầu hồi phục

      By admin | 0 bình luận

      Cùng chung với xu hướng dệt may thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam có dấu hiệu chững lại trong hai năm gần đây từ 17% (năm 2014) xuống cònChi tiết

    • Tổng trị giá xuất nhập khẩu 4 tháng tăng hơn 20%

      By admin | 0 bình luận

      Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá của nước ta ước đạt 125,41 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ nămChi tiết

    Kế tiếpLùi lại

    BÀI VIẾT MỚI

    • CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
    • CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH LIÊN TỤC TUYỂN LAO ĐỘNG
    • Tìm hiểu nguyên tắc làm việc của công ty gia công may mặc uy tín
    • Bí quyết giúp bạn tránh được rủi ro gia công may mặc xuất khẩu giá rẻ
    • Một số sai lầm cần tránh khi tìm kiếm địa chỉ dệt may xuất khẩu

    BẢN ĐỒ TRỤ SỞ

    LIÊN HỆ

    CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH

    Địa chỉ: Số 490, Đường Nguyễn Công Trứ, P.Ninh Sơn, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

    Giấy phép kinh doanh số: 2700224400 do sở KH & ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 29/04/2005. Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Thị Lan Hương.

    Phone: 02293686898 & 02293.686818

    Email: mayninhbinh@gmail.com huonghb@mayxkninhbinh.com phamthuykh@mayxkninhbinh.com

    GIỚI THIỆU

    Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình luôn nỗ lực tạo dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các đối tác trên cơ sở mang lại lợi ích song phương, không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh cùng với phương châm mang xu thế thời trang hiện đại vào sản phẩm may mặc đa dạng, đáp ứng chuẩn quốc tế.

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc uy tín, chất lượng cao. Chuyên cung ứng các mặt hàng gia công may mặc xuất khẩu. Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình ra đời với dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất nhằm sản xuất cho thị trường các loại hàng may mặc như Jacket, Pant, Dresses, Shirt, Suit.

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

    © 2016 Bản quyền thuộc về Công ty CP may xuất khẩu Ninh Bình.
    • TRANG CHỦ
    • GIỚI THIỆU
      • NIBGARCO PROFILE
      • Bản quyền thương hiệu
      • Tầm nhìn – sứ mệnh
      • Lịch sử phát triển
      • Chứng chỉ đạt được
      • Tiểu sử may xk Ninh Bình “Đường may tỏa sáng”
    • XƯỞNG SẢN XUẤT
    • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
    • SẢN PHẨM
    • TIN TỨC
      • Tin chuyên ngành
      • Tin Công ty
      • Tuyển dụng
      • Chính sách
    • THƯ VIỆN
    • LIÊN HỆ
    Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.