Hotline: 02293686898 & 02293.686818
Email: mayninhbinh@gmail.com & huonghb@mayxkninhbinh.com & phamthuykh@mayxkninhbinh.com
Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • NIBGARCO PROFILE
    • Bản quyền thương hiệu
    • Tầm nhìn – sứ mệnh
    • Lịch sử phát triển
    • Chứng chỉ đạt được
    • Tiểu sử may xk Ninh Bình “Đường may tỏa sáng”
  • XƯỞNG SẢN XUẤT
  • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
  • SẢN PHẨM
  • TIN TỨC
    • Tin chuyên ngành
    • Tin Công ty
    • Tuyển dụng
    • Chính sách
  • THƯ VIỆN
  • LIÊN HỆ

Dệt may Việt Nam: Những khó khăn đã được dự báo trước

    Trang chủ TIN TỨC Tin chuyên ngành Dệt may Việt Nam: Những khó khăn đã được dự báo trước
    Kế tiếpLùi lại

    Dệt may Việt Nam: Những khó khăn đã được dự báo trước

    By admin | Tin chuyên ngành, TIN TỨC | 0 bình luận | 29 Tháng Bảy, 2017 | 0
    Với việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam.

    Det may Viet Nam: Nhung kho khan da duoc du bao truoc - Anh 1

    Năm 2017, với việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang 2 thị trường này. Bên cạnh những khó khăn, xuất khẩu dệt may của Việt Nam cũng có những tín hiệu sáng, đó là việc hoàn tất về mặt pháp lý của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018.

    * Những khó khăn được dự báo trước

    Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

    Det may Viet Nam: Nhung kho khan da duoc du bao truoc - Anh 2

    Det may Viet Nam: Nhung kho khan da duoc du bao truoc - Anh 3

    Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt khoảng 28,5 tỷ USD, thấp hơn dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD và chỉ đạt khoảng 92% kế hoạch. Trước đó, mục tiêu xuất khẩu dệt may đặt ra năm 2016 là 31 tỷ USD tuy đã điều chỉnh xuống còn 29 tỷ USD, nhưng vẫn không thể hoàn thành. Đây cũng là năm mà tốc độ tăng trưởng xuất khẩu toàn ngành dệt may xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua.

    Về nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm nói trên, theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm 2016, do nhu cầu chung của cả thế giới bị suy giảm, tất cả các quốc gia nhập khẩu đều nhập khẩu thấp hơn năm 2015, nên các nước xuất khẩu đều gặp khó khăn về phát triển thị trường. Ngay cả các quốc gia lớn, như: Ấn Độ, Trung Quốc xuất khẩu cũng giảm so với năm 2015. Năm 2016, Việt Nam là nước có tốc độ xuất khẩu dệt may đạt 5,2%, là mức cao nhất so với 07 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất của thế giới.

    Bên cạnh đó, các sản phẩm dệt may nước ta cũng phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ đến từ: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh… Các nước này đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ, đặc biệt là về tỷ giá so với đồng USD để phát triển ngành dệt may và thu hút đơn hàng. Hơn nữa, giá gia công ngành may trong 3 năm gần đây của các nước này lại không tăng.

    Ngoài ra, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thị trường xuất khẩu chính hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2016 vẫn là Trung Quốc với hơn 50% tổng lượng xuất khẩu. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến doanh nghiệp xuất khẩu sợi có thể gặp rủi ro khi quá phụ thuộc vào thị trường này.

    Trên thực tế, việc dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam không hoàn thành mục tiêu cũng đã được Hiệp hội Dệt may Việt Nam và nhiều doanh nghiệp nhận định từ trước đó, bởi nhu cầu thị trường nhập khẩu giảm vì kinh tế khó khăn từ giữa năm 2016. Tuy nhiên, nhìn chung đến nay dệt may cũng đã có bước tiến dài trong hội nhập, tận dụng được những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, chủ động đón đầu các cơ hội khi nước ta hội nhập. Nhiều doanh nghiệp đã hướng đến sản xuất theo phương thức ODM (thiết kế trên ý tưởng có sẵn, sản xuất), OBM (tự thiết kế, sản xuất, phân phối) tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế. Bên cạnh việc không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành dệt may cũng ngày càng quan tâm và dần chiếm lĩnh thị trường trong nước.

    * Những tín hiệu sáng

    Năm 2017 được cho là năm tiếp tục khó khăn đối với dệt may Việt Nam. Trong khi đó, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu tăng xuất khẩu 6,5-7%, đạt trên 30 tỷ USD, đây là mục tiêu đầy thách thức bởi những khó khăn chung của tình hình hiện nay.

    Song, năm nay cũng có những tín hiệu sáng hơn cho xuất khẩu dệt may là việc hoàn tất về thủ tục pháp lý của Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) và hướng đến 2018 khi hiệp định này có hiệu lực. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) cũng được đáng giá là sẽ mang lại thuận lợi cho dệt may. Như vậy, dự báo 6 tháng cuối năm 2017 sẽ có nhiều hoạt động cho sự chuẩn bị của thị trường châu Âu. Điều này đặt tham vọng tại EU để bù đắp cho mục tiêu 2017.

    Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) được đánh giá sẽ mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp dệt may. Theo đó, EVFTA là hiệp định lớn bởi quy mô của khối thị trường này lên tới 200 tỷ USD hàng dệt may mỗi năm. Mặc dù quy mô dân số lớn nhưng vẫn là những quốc gia riêng, có bản sắc văn hóa riêng. Vì vậy, nói là tiếp cận thị trường EU nhưng thực tế là tiếp cận từng thị trường riêng biệt. Tính chất thị trường nhỏ nhưng tính thời trang cao, thời gian quay vòng sản phẩm ngắn, đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh nên không dễ tiếp cận. Tuy nhiên, do đây là thị trường truyền thống của dệt may Việt Nam nên mức tăng trưởng 2-3% trong năm nay có thể đạt được.

    Theo phân tích, sau khi EVFTA có hiệu lực, dệt may Việt Nam sẽ có cùng mặt bằng cạnh tranh với các nước đang hưởng GSP (mức ưu đãi thuế quan phổ cập) như: Campuchia, Bangladesh trong một số chủng loại mặt hàng nên đây cũng là dấu hiệu tốt cho tăng trưởng tại khối thị trường này.

    Bên cạnh đó, Hiệp định EAEU cũng được kỳ vọng sẽ giúp ngành tăng thị phần tại thị trường truyền thống – Nga từ 2% lên 10%, với giá trị khoảng hơn 1 tỷ USD. Đặc biệt ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đủ đơn hàng cho quý I/2017 với số lượng dồi dào là bước chạy đà tốt cho ngành thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2017.

    Hơn nữa, tình hình thị trường năm 2017 tín hiệu sáng hơn do kinh tế Hoa Kỳ có chiều hướng tăng trưởng tốt hơn, mức độ tiêu dùng hy vọng cải thiện. Cho dù Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được thực thi thì mức tăng trưởng 6% và có thêm 700 triệu USD tại thị trường này là khả thi.

    Để đạt được mục tiêu đặt ra, Vinatex cho rằng ngành dệt may cần vượt qua những khó khăn tồn tại từ những tháng cuối năm 2016. Cụ thể 6 tháng cuối năm 2016 gần như hàng hóa các nước cạnh tranh xuất khẩu dệt may với Việt Nam như: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh… rẻ hơn khá nhiều so với Việt Nam. Đây được cho tiếp tục là áp lực trong năm 2017 đối với dệt may Việt Nam. Mặt khác, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trong năm 2016 đắt lên tương đối với các quốc gia khác. Cùng với đó là việc tăng lương tối thiểu, chi phí trong nước cũng chưa cạnh tranh so với các quốc gia cùng làm dệt may như Việt Nam…

    Đối với doanh nghiệp trong việc tận dụng các tín hiệu sáng của thị trường dệt may 2017, theo đại diện Vinatex: Yếu tố đầu tiên là phải liên kết doanh nghiệp trong ngành để đáp ứng các tiêu chí về quy tắc xuất sứ từ sợi và vải, đồng thời tự nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng để tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do. Tiếp tục tìm thị trường ngách, làm những đơn hàng có quy mô nhỏ và vừa nhưng khó, để tiếp tục xác định lợi thế về kỹ thuật, tay nghề người lao động.

    Ngoài ra, doanh nghiệp cần tập trung khai thác hiệu suất trang thiết bị đã đầu tư, giảm mở thêm nhà máy, tuyển thêm lao động dựa trên tài sản cố định để tăng ca. Hiện nay, ngành may chỉ làm việc từ 8-9 giờ/ngày, 15-16 giờ còn lại là máy đóng, rất lãng phí. Tiếp tục nâng cao năng suất không chỉ từ rút gọn quy trình và tối ưu hóa sản xuất mà còn bao gồm thay thế những thiết bị có độ tự động kém, sử dụng nhiều lao động bằng thiết bị có độ tự động cao nhằm giảm chi phí lao động/1 đơn vị sản phẩm.

    Như vậy, mục tiêu xuất khẩu đạt kim ngạch 30 tỷ USD trong năm 2017 của ngành dệt may là mục tiêu rất thách thức. Do vậy, để vượt qua khó khăn và đạt mức tăng trưởng bền vững, không còn cách nào khác, mỗi doanh nghiệp cần phát huy nội lực, chú trọng đầu tư công nghệ, luôn cải tiến mẫu mã sản phẩm, chất lượng để sản phẩm dệt may có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước và chinh phục thị trường nước ngoài.

    Nguồn: baomoi.com

    Không có thẻ nào

    Bài viết liên quan

    • Dệt may Việt Nam nên theo hướng mua nguyên liệu, bán thành phẩm

      By admin | 0 bình luận

      Các doanh nghiệp may mặc cần chuyển đổi phương thức kinh doanh từ gia công sang phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm.

    • Tin công ty

      By admin | 0 bình luận

      Nội dung đang cập nhật

    • Tuyển dụng nhân sự

      By admin | 0 bình luận

      Nội dung đang cập nhật.

    • Ngành dệt may đối mặt với nhiều áp lực trong năm 2017

      By admin | 0 bình luận

      Hiệp hội Dệt may Việt Nam vừa đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ đạt khoảng 28,5 tỷ USD trong năm 2016, đạt khoảng 92% so vớiChi tiết

    • Xuất khẩu dệt may 2017: Lường trước kịch bản xấu để kịp trở tay

      By admin | 0 bình luận

      Dệt may đã chứng kiến sự giảm tốc về xuất khẩu trong năm 2016, với giá trị 28,3 tỷ USD, tăng gần 5%. Mốc tăng trưởng xuất khẩu 8,8% trong năm 2017 đã được ngànhChi tiết

    • Năm 2017, ngành dệt may hướng tới mục tiêu 30 tỷ USD

      By admin | 0 bình luận

      Để đạt được kết quả này, một trong những vấn đề cần thực hiện ngay đó là, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng chuyển từ phương thức gia công cắt may đơn giản (CMT)Chi tiết

    • Triển vọng ngành dệt may 2017: Khả quan nhờ lực cầu hồi phục

      By admin | 0 bình luận

      Cùng chung với xu hướng dệt may thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam có dấu hiệu chững lại trong hai năm gần đây từ 17% (năm 2014) xuống cònChi tiết

    • Tổng trị giá xuất nhập khẩu 4 tháng tăng hơn 20%

      By admin | 0 bình luận

      Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá của nước ta ước đạt 125,41 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ nămChi tiết

    Kế tiếpLùi lại

    BÀI VIẾT MỚI

    • CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
    • CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH LIÊN TỤC TUYỂN LAO ĐỘNG
    • Tìm hiểu nguyên tắc làm việc của công ty gia công may mặc uy tín
    • Bí quyết giúp bạn tránh được rủi ro gia công may mặc xuất khẩu giá rẻ
    • Một số sai lầm cần tránh khi tìm kiếm địa chỉ dệt may xuất khẩu

    BẢN ĐỒ TRỤ SỞ

    LIÊN HỆ

    CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH

    Địa chỉ: Số 490, Đường Nguyễn Công Trứ, P.Ninh Sơn, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

    Giấy phép kinh doanh số: 2700224400 do sở KH & ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 29/04/2005. Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Thị Lan Hương.

    Phone: 02293686898 & 02293.686818

    Email: mayninhbinh@gmail.com huonghb@mayxkninhbinh.com phamthuykh@mayxkninhbinh.com

    GIỚI THIỆU

    Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình luôn nỗ lực tạo dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các đối tác trên cơ sở mang lại lợi ích song phương, không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh cùng với phương châm mang xu thế thời trang hiện đại vào sản phẩm may mặc đa dạng, đáp ứng chuẩn quốc tế.

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc uy tín, chất lượng cao. Chuyên cung ứng các mặt hàng gia công may mặc xuất khẩu. Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình ra đời với dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất nhằm sản xuất cho thị trường các loại hàng may mặc như Jacket, Pant, Dresses, Shirt, Suit.

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

    © 2016 Bản quyền thuộc về Công ty CP may xuất khẩu Ninh Bình.
    • TRANG CHỦ
    • GIỚI THIỆU
      • NIBGARCO PROFILE
      • Bản quyền thương hiệu
      • Tầm nhìn – sứ mệnh
      • Lịch sử phát triển
      • Chứng chỉ đạt được
      • Tiểu sử may xk Ninh Bình “Đường may tỏa sáng”
    • XƯỞNG SẢN XUẤT
    • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
    • SẢN PHẨM
    • TIN TỨC
      • Tin chuyên ngành
      • Tin Công ty
      • Tuyển dụng
      • Chính sách
    • THƯ VIỆN
    • LIÊN HỆ
    Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.