Hotline: 02293686898 & 02293.686818
Email: mayninhbinh@gmail.com & huonghb@mayxkninhbinh.com & phamthuykh@mayxkninhbinh.com
Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • NIBGARCO PROFILE
    • Bản quyền thương hiệu
    • Tầm nhìn – sứ mệnh
    • Lịch sử phát triển
    • Chứng chỉ đạt được
    • Tiểu sử may xk Ninh Bình “Đường may tỏa sáng”
  • XƯỞNG SẢN XUẤT
  • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
  • SẢN PHẨM
  • TIN TỨC
    • Tin chuyên ngành
    • Tin Công ty
    • Tuyển dụng
    • Chính sách
  • THƯ VIỆN
  • LIÊN HỆ

Góc nhìn mới về tác động của thương chiến Mỹ – Trung tới ngành dệt may Trung Quốc

    Trang chủ TIN TỨC Tin chuyên ngành Góc nhìn mới về tác động của thương chiến Mỹ – Trung tới ngành dệt may Trung Quốc
    Kế tiếpLùi lại

    Góc nhìn mới về tác động của thương chiến Mỹ – Trung tới ngành dệt may Trung Quốc

    By admin | Tin chuyên ngành, TIN TỨC | 0 bình luận | 10 Tháng Bảy, 2019 | 0

    Giữa thương chiến Mỹ – Trung, ngành dệt may Trung Quốc đang ngày càng nâng cao tay nghề công nhân, tập trung vào sản xuất những sản phẩm chất lượng cao…

    CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, HoSE: VDS) vừa đưa ra một số nhận định đáng chú ý về ngành dệt may Việt Nam và Trung Quốc, trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung

    Gói thuế 200 tỷ USD chưa áp lên hàng may mặc, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc

    Ngày 10/05/2019, Mỹ đã chính thức tăng thuế suất từ 10% lên 25% đối với danh sách 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong danh sách này, Mỹ tập trung đánh thuế vào các mặt hàng có mã HS từ 50 – 60, vốn là các loại nguyên phụ liệu, sợi vải chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Trung Quốc (khoảng 10,7%, tương đương 4,5 tỷ USD hàng dệt may trong năm 2018). Do đó, VDSC cho rằng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi trực tiếp từ cuộc chiến này khi nước ta cũng đang xuất khẩu chủ yếu sản phẩm may mặc sang Mỹ (mã HS 61, 62 và 63) và phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu sợi vải từ Trung Quốc (khoảng 55% tổng giá trị nhập khẩu).

    Dưới những lo ngại về căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp thời trang tại Mỹ đã có những động thái nhằm đa dạng hóa thị trường cung ứng, dịch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận để né thuế. Trong năm 2018, sự chuyển dịch đơn hàng sang các thị trường lân cận ngày càng rõ nét hơn, và Việt Nam được đánh giá là công xưởng thay thế phù hợp cho các doanh nghiệp thời trang tại đây.

    Bên cạnh đó, trong khi căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang, các nhà bán lẻ thời trang tại Mỹ đã tiến hành cắt giảm mạnh lượng hàng hóa sản xuất mới tại Trung Quốc.

    Bên cạnh đó, khi tiếp cận theo phương pháp thống kê SKUs (stock keeping unit: mã lưu kho riêng biệt của từng loại sản phẩm), trong giai đoạn leo thang của cuộc chiến thương mại, các nhà bán lẻ thời trang tại Mỹ cũng đã tiến hành cắt giảm mạnh lượng hàng hóa sản xuất mới tại Trung Quốc.

    Goc nhin moi ve tac dong cua thuong chien My - Trung toi nganh det may Trung Quoc

    Trung Quốc đang cải thiện tay nghề công nhân, sản xuất các mặt hàng chất lượng cao với đơn giá bán tốt hơn

    Trong QII/2019, giá bán lẻ hàng may mặc Trung Quốc cao gấp đôi so với Việt Nam và gần gấp ba lần hàng hóa xuất xứ tại Bangladesh. Điều này cho thấy Trung Quốc đang cải thiện tay nghề công nhân, sản xuất các mặt hàng chất lượng cao với đơn giá bán tốt hơn.

    Goc nhin moi ve tac dong cua thuong chien My - Trung toi nganh det may Trung Quoc

     

    Thay vì cho rằng Trung Quốc đang mất dần lợi thế kinh tế theo quy mô, lợi thế nhân công giá rẻ khiến đơn giá sản phẩm tăng cao, VDSC nhận định Trung Quốc đang dịch chuyển chuỗi giá trị sản xuất ngành dệt may từ khâu hạ nguồn (gia công may mặc) sang đầu tư vào khâu thượng nguồn (sản xuất nguyên liệu sợi, dệt) với đơn giá bán tốt hơn. Xuất khẩu nguyên phụ liệu Trung Quốc sang thị trường Mỹ từ QI/2017 đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao hơn so với hàng may mặc, trong giai đoạn leo thang của cuộc chiến thương mại thì tốc độ tăng trưởng nguyên phụ liệu ngày càng rõ nét hơn.

    Mặt khác, dẫn chứng việc các sản phẩm may mặc Trung Quốc chưa chịu tác động về thuế quan như phân tích kể trên, VDSC nhận định đây không phải là nguyên nhân khiến đơn giá sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc cao hơn các thị trường khác. Đồng thời, các doanh nghiệp thời trang Mỹ cũng đang không ngừng đa dạng hóa nguồn cung để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc nên những đơn hàng may mặc gia công đơn giản sẽ là ưu tiên dịch chuyển hàng đầu sang các quốc gia lân cận.

    Ngoài ra, VDSC cho rằng Trung Quốc vẫn là công xưởng gia công lớn nhất trên toàn thế giới nên họ vẫn có lợi thế kinh tế theo quy mô giúp tiết giảm chi phí sản xuất, sự cách biệt rõ rệt trong đơn giá sản phẩm so với các quốc gia khác thể hiện Trung Quốc đang không ngừng củng cố năng lực nội tại, gia tăng lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm để ứng phó với sự leo thang của cuộc chiến thương mại.

    Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc leo thang của chiến tranh thương mại đã khiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc sang thị trường Mỹ sụt giảm. Dưới những lo ngại về khả năng áp thuế bổ sung lên các sản phẩm may mặc từ Trung Quốc trong thời gian tới, các doanh nghiệp thời trang tại Mỹ vẫn đang dịch chuyển đơn hàng gia công sang các thị trường lân cận để phòng tránh rủi ro. Song, Trung Quốc không hề giậm chân trong cuộc chiến này, họ đang ngày càng nâng cao tay nghề công nhân, tập trung vào sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, phát triển khâu thượng nguồn dệt may với quy mô lớn để giảm thiểu rủi ro cạnh tranh về giá ở những sản phẩm tầm trung từ các nước lân cận, trong đó có Việt Nam.

    Không có thẻ nào

    Bài viết liên quan

    • Dệt may Việt Nam nên theo hướng mua nguyên liệu, bán thành phẩm

      By admin | 0 bình luận

      Các doanh nghiệp may mặc cần chuyển đổi phương thức kinh doanh từ gia công sang phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm.

    • Tin công ty

      By admin | 0 bình luận

      Nội dung đang cập nhật

    • Tuyển dụng nhân sự

      By admin | 0 bình luận

      Nội dung đang cập nhật.

    • Ngành dệt may đối mặt với nhiều áp lực trong năm 2017

      By admin | 0 bình luận

      Hiệp hội Dệt may Việt Nam vừa đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ đạt khoảng 28,5 tỷ USD trong năm 2016, đạt khoảng 92% so vớiChi tiết

    • Xuất khẩu dệt may 2017: Lường trước kịch bản xấu để kịp trở tay

      By admin | 0 bình luận

      Dệt may đã chứng kiến sự giảm tốc về xuất khẩu trong năm 2016, với giá trị 28,3 tỷ USD, tăng gần 5%. Mốc tăng trưởng xuất khẩu 8,8% trong năm 2017 đã được ngànhChi tiết

    • Năm 2017, ngành dệt may hướng tới mục tiêu 30 tỷ USD

      By admin | 0 bình luận

      Để đạt được kết quả này, một trong những vấn đề cần thực hiện ngay đó là, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng chuyển từ phương thức gia công cắt may đơn giản (CMT)Chi tiết

    • Triển vọng ngành dệt may 2017: Khả quan nhờ lực cầu hồi phục

      By admin | 0 bình luận

      Cùng chung với xu hướng dệt may thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam có dấu hiệu chững lại trong hai năm gần đây từ 17% (năm 2014) xuống cònChi tiết

    • Tổng trị giá xuất nhập khẩu 4 tháng tăng hơn 20%

      By admin | 0 bình luận

      Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá của nước ta ước đạt 125,41 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ nămChi tiết

    Kế tiếpLùi lại

    BÀI VIẾT MỚI

    • CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
    • CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH LIÊN TỤC TUYỂN LAO ĐỘNG
    • Tìm hiểu nguyên tắc làm việc của công ty gia công may mặc uy tín
    • Bí quyết giúp bạn tránh được rủi ro gia công may mặc xuất khẩu giá rẻ
    • Một số sai lầm cần tránh khi tìm kiếm địa chỉ dệt may xuất khẩu

    BẢN ĐỒ TRỤ SỞ

    LIÊN HỆ

    CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH

    Địa chỉ: Số 490, Đường Nguyễn Công Trứ, P.Ninh Sơn, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

    Giấy phép kinh doanh số: 2700224400 do sở KH & ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 29/04/2005. Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Thị Lan Hương.

    Phone: 02293686898 & 02293.686818

    Email: mayninhbinh@gmail.com huonghb@mayxkninhbinh.com phamthuykh@mayxkninhbinh.com

    GIỚI THIỆU

    Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình luôn nỗ lực tạo dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các đối tác trên cơ sở mang lại lợi ích song phương, không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh cùng với phương châm mang xu thế thời trang hiện đại vào sản phẩm may mặc đa dạng, đáp ứng chuẩn quốc tế.

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc uy tín, chất lượng cao. Chuyên cung ứng các mặt hàng gia công may mặc xuất khẩu. Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình ra đời với dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất nhằm sản xuất cho thị trường các loại hàng may mặc như Jacket, Pant, Dresses, Shirt, Suit.

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

    © 2016 Bản quyền thuộc về Công ty CP may xuất khẩu Ninh Bình.
    • TRANG CHỦ
    • GIỚI THIỆU
      • NIBGARCO PROFILE
      • Bản quyền thương hiệu
      • Tầm nhìn – sứ mệnh
      • Lịch sử phát triển
      • Chứng chỉ đạt được
      • Tiểu sử may xk Ninh Bình “Đường may tỏa sáng”
    • XƯỞNG SẢN XUẤT
    • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
    • SẢN PHẨM
    • TIN TỨC
      • Tin chuyên ngành
      • Tin Công ty
      • Tuyển dụng
      • Chính sách
    • THƯ VIỆN
    • LIÊN HỆ
    Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.