Hotline: 02293686898 & 02293.686818
Email: mayninhbinh@gmail.com & huonghb@mayxkninhbinh.com & phamthuykh@mayxkninhbinh.com
Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • NIBGARCO PROFILE
    • Bản quyền thương hiệu
    • Tầm nhìn – sứ mệnh
    • Lịch sử phát triển
    • Chứng chỉ đạt được
    • Tiểu sử may xk Ninh Bình “Đường may tỏa sáng”
  • XƯỞNG SẢN XUẤT
  • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
  • SẢN PHẨM
  • TIN TỨC
    • Tin chuyên ngành
    • Tin Công ty
    • Tuyển dụng
    • Chính sách
  • THƯ VIỆN
  • LIÊN HỆ

Sự thật đằng sau mảnh giấy kêu cứu của công nhân tại Zara

    Trang chủ TIN TỨC Sự thật đằng sau mảnh giấy kêu cứu của công nhân tại Zara
    Kế tiếpLùi lại

    Sự thật đằng sau mảnh giấy kêu cứu của công nhân tại Zara

    By admin | TIN TỨC | 0 bình luận | 21 Tháng Mười Một, 2017 | 0

    Những nhân công tại Istanbul đã gửi lời kêu cứu thông qua những mảnh giấy ghi chú đính kết trên các sản phẩm thời trang của Zara.

    Sự thật đằng sau mảnh giấy kêu cứu của công nhân tại Zara

    Lời kêu cứu tuyệt vọng của những nhân công đã được khách hàng tìm thấy trên các sản phẩm thời trang của Zara.

    Cách đây một năm, chủ sở hữu cơ sở may mặc ở Istanbul đã không chi trả tiền lương cho công nhân, sau đó đóng cửa nhà máy rồi bỏ trốn. Những nhân công chưa tìm được việc làm mới đã đến các cửa hàng của Zara để đính kèm những mảnh giấy ghi chú, với hy vọng lời kêu cứu sẽ đến được công ty mẹ của thương hiệu bình dân. “Tôi đã làm ra sản phẩm này, nhưng vẫn chưa được thanh toán từ tập đoàn của Zara. Hãy giúp chúng tôi giành lấy sự công bằng” – nội dung mảnh giấy ghi chú.
    Tuần trước, tờ Associated Press đăng tải bài viết về các khách hàng thân thiết của Zara đã tìm thấy những ghi chú của các công nhân, với hy vọng sẽ nhận được mức lương chi trả công việc từ công ty mẹ Inditex.
    Khó để khẳng định tính xác thực của lời kêu cứu, vì đa số nhân công không đính kèm tên của mình trên những mẫu giấy ghi chú. Tuy nhiên, thông điệp này phần nào phơi bày về góc tối của việc quản lý không chặt chẽ và cách đối xử với những công nhân làm việc tại các nhà máy trực thuộc sở hữu của tập đoàn Inditex, công ty mẹ của Zara.
    Hôm qua, phát ngôn viên của Inditex đã đưa ra tuyên bố bằng văn bản đến truyền thông để giải thích rằng công ty thực sự có cơ sở sản xuất quần áo ở Bravo Tekstil, Thổ Nhĩ Kỳ, với 155 nhân công làm việc tại nhà máy.
    Vào tháng 7/2016, cơ sở đã bị đóng cửa do sự biến mất của chủ nhà máy cùng số tiền mà Inditex chi trả cho nhân công hàng tháng. Theo phát ngôn viên của công ty, “Inditex đã đáp ứng tất cả nghĩa vụ hợp đồng với cơ sở sản xuất quần áo ở Bravo Tekstil”.
    Trong bản báo cáo cổ đông 2016, Inditex cũng hy vọng sẽ trở thành một doanh nghiệp đi đầu trong việc thúc đẩy nhân quyền. Tập đoàn cam kết tránh hoặc giảm thiểu những hậu quả tiêu cực đối với những nhân viên đang làm việc tại đây.
    Inditex công bố với giới truyền thông họ đang trong quá trình thành lập “Quỹ khó khăn” dành cho những nhân công chưa nhận được tiền lương hàng tháng, khoản bồi thường hay số tiền chi trả khi nhà máy đóng cửa đột ngột.
    Tuy nhiên, đến nay đã một năm bốn tháng kể từ khi nhà máy đóng cửa, quỹ khó khăn của Inditex vẫn chưa được thành lập. Người phát ngôn từ tập đoàn cũng khẳng định không có một khoản tiền nào được chuyển cho các nhân công sau sự cố cừa qua.
    Câu hỏi đặt ra trong câu chuyện này không phải là việc Inditex có thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chưa, mà đến từ việc họ đối xử như thế nào với những người làm ra các sản phẩm được bày bán trong các cửa hàng.
    Inditex ngoài việc thực hiện những thỏa thuận với chủ sở hữu của các nhà máy về nghĩa vụ trên hợp đồng, họ hoàn toàn không quan tâm nhiều đến người lao động đang làm việc tại đây. Đôi khi, họ còn thu được khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc kinh doanh các sản phẩm chưa thanh toán cho nhân công.
    Su that dang sau manh giay keu cuu cua cong nhan tai Zara hinh anh 2
    Công nhân là những người chịu thiệt thòi nhất trong nền công nghiệp thời trang bình dân hiện nay.
    Tháng 9, hơn một năm sau khi đóng cửa nhà máy, 140 công nhân đã cùng nhau đưa đơn khiếu nại lên những cơ quan báo chí với hy vọng nhận được khoản bồi thường từ Inditex.
    Sự tuyệt vọng dẫn đến việc họ đành làm liều khi gắn kèm những lời kêu cứu lên các sản phẩm được bày bán tại cửa hàng Zara mong sẽ được người tiêu dùng lên tiếng ủng hộ.
    Theo như chia sẻ của một nhân công làm việc trong nhà máy tại Istanbul, “Suốt 12 tháng qua, chúng tôi đã chờ đợi kết quả từ những cuộc đàm phán của Inditex với lòng kiên nhẫn. Để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán, chúng tôi chấp nhận chịu đựng điều này trong im lặng”.
    “Tuy nhiên, sau một năm chờ đợi, điều mà chúng tôi nhận được chính là việc công ty chỉ có thể chi trả một phần tư yêu cầu. Nói cách khác, thương hiệu chấp nhận trách nhiệm của mình, nhưng họ nghĩ chúng tôi không xứng đáng để được bồi thường đầy đủ theo như hợp đồng”, họ nó thêm.
    Từ sự việc này, mới nhận ra một sự thật trần trụi của ngành công nghiệp thời trang bình dân, nơi đâu có sự nghèo đói, nơi đó sẽ xuất hiện những nhân công sẵn lòng bán sức khoẻ với mức giá rẻ mạt. Họ chấp nhận bị đối xử tồi tệ trong môi trường nguy hiểm và đầy bất công.
    Không có thẻ nào

    Bài viết liên quan

    • Dệt may Việt Nam nên theo hướng mua nguyên liệu, bán thành phẩm

      By admin | 0 bình luận

      Các doanh nghiệp may mặc cần chuyển đổi phương thức kinh doanh từ gia công sang phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm.

    • Tin công ty

      By admin | 0 bình luận

      Nội dung đang cập nhật

    • Tuyển dụng nhân sự

      By admin | 0 bình luận

      Nội dung đang cập nhật.

    • Ngành dệt may đối mặt với nhiều áp lực trong năm 2017

      By admin | 0 bình luận

      Hiệp hội Dệt may Việt Nam vừa đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ đạt khoảng 28,5 tỷ USD trong năm 2016, đạt khoảng 92% so vớiChi tiết

    • Xuất khẩu dệt may 2017: Lường trước kịch bản xấu để kịp trở tay

      By admin | 0 bình luận

      Dệt may đã chứng kiến sự giảm tốc về xuất khẩu trong năm 2016, với giá trị 28,3 tỷ USD, tăng gần 5%. Mốc tăng trưởng xuất khẩu 8,8% trong năm 2017 đã được ngànhChi tiết

    • Năm 2017, ngành dệt may hướng tới mục tiêu 30 tỷ USD

      By admin | 0 bình luận

      Để đạt được kết quả này, một trong những vấn đề cần thực hiện ngay đó là, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng chuyển từ phương thức gia công cắt may đơn giản (CMT)Chi tiết

    • Triển vọng ngành dệt may 2017: Khả quan nhờ lực cầu hồi phục

      By admin | 0 bình luận

      Cùng chung với xu hướng dệt may thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam có dấu hiệu chững lại trong hai năm gần đây từ 17% (năm 2014) xuống cònChi tiết

    • Tổng trị giá xuất nhập khẩu 4 tháng tăng hơn 20%

      By admin | 0 bình luận

      Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá của nước ta ước đạt 125,41 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ nămChi tiết

    Kế tiếpLùi lại

    BÀI VIẾT MỚI

    • CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
    • CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH LIÊN TỤC TUYỂN LAO ĐỘNG
    • Tìm hiểu nguyên tắc làm việc của công ty gia công may mặc uy tín
    • Bí quyết giúp bạn tránh được rủi ro gia công may mặc xuất khẩu giá rẻ
    • Một số sai lầm cần tránh khi tìm kiếm địa chỉ dệt may xuất khẩu

    BẢN ĐỒ TRỤ SỞ

    LIÊN HỆ

    CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH

    Địa chỉ: Số 490, Đường Nguyễn Công Trứ, P.Ninh Sơn, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

    Giấy phép kinh doanh số: 2700224400 do sở KH & ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 29/04/2005. Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Thị Lan Hương.

    Phone: 02293686898 & 02293.686818

    Email: mayninhbinh@gmail.com huonghb@mayxkninhbinh.com phamthuykh@mayxkninhbinh.com

    GIỚI THIỆU

    Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình luôn nỗ lực tạo dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các đối tác trên cơ sở mang lại lợi ích song phương, không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh cùng với phương châm mang xu thế thời trang hiện đại vào sản phẩm may mặc đa dạng, đáp ứng chuẩn quốc tế.

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc uy tín, chất lượng cao. Chuyên cung ứng các mặt hàng gia công may mặc xuất khẩu. Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình ra đời với dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất nhằm sản xuất cho thị trường các loại hàng may mặc như Jacket, Pant, Dresses, Shirt, Suit.

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

    © 2016 Bản quyền thuộc về Công ty CP may xuất khẩu Ninh Bình.
    • TRANG CHỦ
    • GIỚI THIỆU
      • NIBGARCO PROFILE
      • Bản quyền thương hiệu
      • Tầm nhìn – sứ mệnh
      • Lịch sử phát triển
      • Chứng chỉ đạt được
      • Tiểu sử may xk Ninh Bình “Đường may tỏa sáng”
    • XƯỞNG SẢN XUẤT
    • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
    • SẢN PHẨM
    • TIN TỨC
      • Tin chuyên ngành
      • Tin Công ty
      • Tuyển dụng
      • Chính sách
    • THƯ VIỆN
    • LIÊN HỆ
    Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.