Hotline: 02293686898 & 02293.686818
Email: mayninhbinh@gmail.com & huonghb@mayxkninhbinh.com & phamthuykh@mayxkninhbinh.com
Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • NIBGARCO PROFILE
    • Bản quyền thương hiệu
    • Tầm nhìn – sứ mệnh
    • Lịch sử phát triển
    • Chứng chỉ đạt được
    • Tiểu sử may xk Ninh Bình “Đường may tỏa sáng”
  • XƯỞNG SẢN XUẤT
  • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
  • SẢN PHẨM
  • TIN TỨC
    • Tin chuyên ngành
    • Tin Công ty
    • Tuyển dụng
    • Chính sách
  • THƯ VIỆN
  • LIÊN HỆ

Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may ngày càng…khó tính

    Trang chủ TIN TỨC Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may ngày càng…khó tính
    Kế tiếpLùi lại

    Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may ngày càng…khó tính

    By admin | TIN TỨC | 0 bình luận | 13 Tháng Năm, 2019 | 0

    Sản phẩm dệt may sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cao, liên quan đến xuất xứ nguồn nguyên liệu, quy trình xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngành dệt may đạt tổng kim ngạch xuất khẩu trên 31 tỷ USD năm 2017, tăng hơn 10% so với năm 2016. Trong 8 tháng của năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt trên 23 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2018 có thể đạt 35 tỷ USD.

    Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may ngày càng...khó tính

    Ảnh minh họa.

    Đổi mới công nghệ là yếu tố sống còn

    Theo nhận định của Bộ Công Thương, năm 2019 tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với ngành dệt may trong giai đoạn cần sự bứt phá, chuyển mình để tiến lên một vị thế mới, hội nhập vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam phải chuyển từ sản xuất gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, sản xuất theo thiết kế và thương hiệu riêng với mong muốn mang lại giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi cung ứng.

    Dự báo trong năm 2019, Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ có tác động lớn đến ngành dệt may, buộc ngành phải thay đổi và đầu tư mạnh mẽ hơn cho thiết bị, cũng như nhân sự. Do đó, bài toán đặt ra đối với ngành dệt may hiện nay không còn là số lượng đơn hàng, giá trị đơn hàng và mức tăng trưởng, quan trọng là ngành không ngừng đổi mới công nghệ, thiết bị, đào tạo nhân sự kỹ thuật, thiết kế, đội ngũ quản lý đơn hàng, đội ngũ marketing với trình độ cao hơn.

    thi truong nhap khau san pham det may ngay cang... kho tinh hinh 1
    Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh.

    Theo Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ Bangladesh, Campuchia, Lào, Srilanka, Myanmar… các doanh nghiệp dệt may cần theo dõi, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để chiếm lĩnh được cơ hội, đứng vững trong thị trường đầy biến động.

    Bàn về xu hướng tiêu dùng đối với các sản phẩm dệt may nói chung, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nói riêng trong năm 2019, TS. Trần Văn Quyến, Chuyên gia tư vấn Công ty Woolmark cho rằng, nếu như trước đây, các doanh nghiệp dệt may của nước ngoài thường sử dụng nhiều lao động, nhưng gần đây nhân công trong ngành này đã dần được thay đổi bằng hệ thống máy móc, công nghệ tự động, giảm thiểu tối đa nguồn lao động trực tiếp, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, năng suất lao động đạt cao hơn.

    Bên cạnh đó, xu hướng của người tiêu dùng hiện nay đối với các sản phẩm dệt may, nguồn gốc sản phẩm dệt may đã có nhiều thay đổi. “Người tiêu dùng ngày nay đã có yêu cầu đầu tiên chính là chứng nhận xuất xứ hàng hóa, sản phẩm có đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường cũng như các yếu tô liên quan đến dư lượng hóa chất”, TS. Trần Văn Quyến nói rõ và lưu ý, các doanh nghiệp dệt may hơn lúc nào hết cần đảm bảo tiêu chuẩn toàn cầu về nguyên liệu hữu cơ, không qua công nghệ xử lý hóa chất để không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

    Doanh nghiệp đối diện nhiều thách thức

    Để đáp ứng được nhu cầu, tiêu chuẩn từ các thị trường nhập khẩu dệt may, đặc biệt đối với thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may tại châu Âu, TS. Trần Văn Quyến cho rằng, thị trường nhập khẩu đòi hỏi sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu rất cao, liên quan đến xuất xứ nguồn nguyên liệu, quy trình xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khi đó, các doanh nghiệp sản xuất rất cần lưu ý đến những yếu tố này để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu tại các thị trường khó tính.

    Ngoài những tiêu chuẩn khắt khe của các nhà nhập khẩu đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam, các thị trường nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam còn có nhiều đòi hỏi cao hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay có xu hướng gia công sản phẩm hàng hóa dệt may. Theo các tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp muốn đạt được là vô cùng khó khăn.

    “Hiện nay các đơn hàng nhỏ từ các đối tác nước ngoài đặt doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa có được tiêu chuẩn chất lượng này, nên khi đối tác đưa ra yêu cầu, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ khó đáp ứng. Để đáp ứng điều này, doanh nghiệp dệt may cần nhiều giải pháp hỗ trợ kịp thời để phục vụ kịp thời cho các đơn hàng xuất khẩu”, ông Quyến lưu ý.

    thi truong nhap khau san pham det may ngay cang... kho tinh hinh 2
    TS. Trần Văn Quyến, Chuyên gia tư vấn Công ty Woolmark.

    Nhiều ý kiến chuyên gia cũng nhấn mạnh đến vai trò của việc truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm dệt may trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ, khi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do được ký kết. Ông Bùi Viết Hồng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chống hàng giả Việt Nam (Vina CHG) cho hay, nếu các sản phẩm dệt may Việt Nam nếu thực hiện tốt yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, việc bước chân vào các thị trường khó tính sẽ không phải là bài toán khó.

    “Hiện nay tỷ lệ doanh nghiệp Việt ứng dụng truy xuất nguồn gốc là rất hãn hữu, chỉ khoảng 10%. Đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lâu nay không quan tâm nhiều đến việc truy xuất nguồn gốc, trong khi thế giới đã thực hiện từ rất lâu. Chính vì vậy, đây cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cũng như các lĩnh vực khác thời gian tới”, ông Hồng nêu rõ.

    Không có thẻ nào

    Bài viết liên quan

    • Dệt may Việt Nam nên theo hướng mua nguyên liệu, bán thành phẩm

      By admin | 0 bình luận

      Các doanh nghiệp may mặc cần chuyển đổi phương thức kinh doanh từ gia công sang phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm.

    • Tin công ty

      By admin | 0 bình luận

      Nội dung đang cập nhật

    • Tuyển dụng nhân sự

      By admin | 0 bình luận

      Nội dung đang cập nhật.

    • Ngành dệt may đối mặt với nhiều áp lực trong năm 2017

      By admin | 0 bình luận

      Hiệp hội Dệt may Việt Nam vừa đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ đạt khoảng 28,5 tỷ USD trong năm 2016, đạt khoảng 92% so vớiChi tiết

    • Xuất khẩu dệt may 2017: Lường trước kịch bản xấu để kịp trở tay

      By admin | 0 bình luận

      Dệt may đã chứng kiến sự giảm tốc về xuất khẩu trong năm 2016, với giá trị 28,3 tỷ USD, tăng gần 5%. Mốc tăng trưởng xuất khẩu 8,8% trong năm 2017 đã được ngànhChi tiết

    • Năm 2017, ngành dệt may hướng tới mục tiêu 30 tỷ USD

      By admin | 0 bình luận

      Để đạt được kết quả này, một trong những vấn đề cần thực hiện ngay đó là, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng chuyển từ phương thức gia công cắt may đơn giản (CMT)Chi tiết

    • Triển vọng ngành dệt may 2017: Khả quan nhờ lực cầu hồi phục

      By admin | 0 bình luận

      Cùng chung với xu hướng dệt may thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam có dấu hiệu chững lại trong hai năm gần đây từ 17% (năm 2014) xuống cònChi tiết

    • Tổng trị giá xuất nhập khẩu 4 tháng tăng hơn 20%

      By admin | 0 bình luận

      Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá của nước ta ước đạt 125,41 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ nămChi tiết

    Kế tiếpLùi lại

    BÀI VIẾT MỚI

    • CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
    • CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH LIÊN TỤC TUYỂN LAO ĐỘNG
    • Tìm hiểu nguyên tắc làm việc của công ty gia công may mặc uy tín
    • Bí quyết giúp bạn tránh được rủi ro gia công may mặc xuất khẩu giá rẻ
    • Một số sai lầm cần tránh khi tìm kiếm địa chỉ dệt may xuất khẩu

    BẢN ĐỒ TRỤ SỞ

    LIÊN HỆ

    CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH

    Địa chỉ: Số 490, Đường Nguyễn Công Trứ, P.Ninh Sơn, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

    Giấy phép kinh doanh số: 2700224400 do sở KH & ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 29/04/2005. Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Thị Lan Hương.

    Phone: 02293686898 & 02293.686818

    Email: mayninhbinh@gmail.com huonghb@mayxkninhbinh.com phamthuykh@mayxkninhbinh.com

    GIỚI THIỆU

    Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình luôn nỗ lực tạo dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các đối tác trên cơ sở mang lại lợi ích song phương, không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh cùng với phương châm mang xu thế thời trang hiện đại vào sản phẩm may mặc đa dạng, đáp ứng chuẩn quốc tế.

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc uy tín, chất lượng cao. Chuyên cung ứng các mặt hàng gia công may mặc xuất khẩu. Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình ra đời với dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất nhằm sản xuất cho thị trường các loại hàng may mặc như Jacket, Pant, Dresses, Shirt, Suit.

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

    © 2016 Bản quyền thuộc về Công ty CP may xuất khẩu Ninh Bình.
    • TRANG CHỦ
    • GIỚI THIỆU
      • NIBGARCO PROFILE
      • Bản quyền thương hiệu
      • Tầm nhìn – sứ mệnh
      • Lịch sử phát triển
      • Chứng chỉ đạt được
      • Tiểu sử may xk Ninh Bình “Đường may tỏa sáng”
    • XƯỞNG SẢN XUẤT
    • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
    • SẢN PHẨM
    • TIN TỨC
      • Tin chuyên ngành
      • Tin Công ty
      • Tuyển dụng
      • Chính sách
    • THƯ VIỆN
    • LIÊN HỆ
    Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình.