Trung Quốc- quốc gia đứng đầu thế giới về ngành may mặc đang dần trở thành điểm đến xuất khẩu hấp dẫn của nhiều quốc gia trong đó có Bangladesh do dân số khổng lồ của nước này đồng thời tầng lớp trung lưu đang có xu hướng tăng mạnh.
Nhờ được hưởng mức thuế ưu đãi 0% từ đặc quyền thương mại, xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh sang Trung Quốc tăng 14,77% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 391,59 triệu USD trong năm tài khóa 2016-2017. Các nhà xuất khẩu nước này coi đây là cơ hội lớn mà họ luôn đón chờ bấy lâu.
Trung Quốc- quốc gia đứng đầu thế giới về ngành may mặc đang dần trở thành điểm đến xuất khẩu hấp dẫn của nhiều quốc gia trong đó có Bangladesh do dân số khổng lồ của nước này đồng thời tầng lớp trung lưu đang có xu hướng tăng mạnh.
Hơn thế nữa Trung Quốc đang chuyển dịch từ sản xuất hàng may mặc bình dân sang hàng cao cấp trong khi quốc gia này đang thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng.
Thị trường Trung Quốc cũng thu hút đông đảo các công ty may mặc trên thế giới do giá cả mà các hãng bán lẻ đưa ra hấp dẫn hơn so với một số thị trường khác.
Các nhà xuất khẩu đang rất lạc quan về thị trường đầy tiềm nay năng này đồng thời coi đây là giải pháp thay thế trong bối cảnh lượng xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Mỹ, EU và Canada đang giảm.
Trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu giảm mạnh nhưng xuất khẩu của Bangladesh lại được đẩy mạnh nhờ tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Theo ông Asif Zahir, giám đốc may tập đoàn xuất khẩu hàng may mặc Ananta Group cho biết “Lượng hàng xuất khẩu quần áo sang Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng 10% mỗi năm”.
Mặt hàng mà Zahir xuất khẩu chủ yếu là áo denim và quần âu. Giá trị xuất khẩu của công ty này đạt 15 triệu USD chỉ tính riêng trong năm ngoái. Một số hãng bán lẻ nổi tiếng như H&M, GAP và Zara là khách hàng chính của hãng tại thị trường Trung Quốc.
Hơn thế nữa, Trung Quốc còn có các nhà phân phối, bán lẻ và thương hiệu riêng chuyên mua các sản phẩm quần áo từ Bangladesh.
“Chúng tôi cần có một chiến lược quảng bá thương hiệu mạnh tại Trung Quốc bởi đây là thị trường đầy tiềm năng”, Zahir cho hay.
Thị trường Trung Quốc rất mạnh về mặt hàng áo khoác và đồ lót thế nhưng chất lượng của những mặt hàng này của Bangladesh lại chưa thực sự cao. Lượng khách thuộc tầng lớp trung lưu đang tăng mạnh ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang là khách hàng chính của Bangladesh.
Trong bối cảnh Trung Quốc tập trung vào sản xuất mặt hàng chất lượng cao mà tầng lớp thượng lưu khó lòng có thể mua được, nhu cầu các sản phẩm vừa với túi tiền người tiêu dùng xuất xứ từ Bangladesh lên ngôi.
Kể từ khi Trung Quốc chuyển hướng tập trung mặt hàng may mặc cao cấp, chính phủ nước này bắt đầu tìm kiếm các thị trường nhập khẩu quần áo dành cho tầng lớp trung lưu.
Một trong những biện pháp kích thích nhập khẩu là hồi tháng 4/2011, chính phủ Trung Quốc cho phép miễn thuế nhập khẩu cho 4721 sản phẩm trong đó đa phần là hàng may mặc. Kể từ đó, xuất khẩu quần áo từ Bangladesh sang Trung Quốc tăng mạnh.
Một báo cáo được thực hiện bởi Hiệp hội Các nhà Sản xuất May mặc Quốc tế (ITMF) cho biết đến cuối năm 2020, giá trị sản xuất quần áo của Trung Quốc sẽ đạt 750 tỷ USD gấp đối so với mức 300 tỷ USD hiện tại. Trong đó, một nửa sẽ dùng để xuất khẩu và nửa còn lại là phục vụ nhu cầu trong nước.
Hiện 80% lượng quần áo sản mà Trung Quốc sản xuất là để phục vụ nhu cầu trong nước. 20% lượng quần áo còn lại tập trung vào xuất khẩu chiếm tới khoảng 40% thương mại hàng may mặc trên toàn cầu. Trung Quốc có khoảng 1,35 tỷ dân vì vậy các nhà sản xuất trong nước không cảm thấy “phiền” khi chính phủ kích thích nhập khẩu, bản báo cáo cho hay.
Trung Quốc đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu hàng dệt may quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 435,6 triệu USD trong tổng số 11,75 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại cũng tăng trưởng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 933,4 triệu USD. Nguyên nhân là do kết của của FTA ASEAN- Trung Quốc khi sợi xuất xứ từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc được hưởng thuế suất 0% trong khi các đối thủ như Ấn Độ và Pakistan phải chịu mức thuế từ 3- 5%, theo báo cáo của Bộ Công thương cho biết.